Văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam



“Văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Viết Lộc


Hàn quốc cũng là một quốc gian theo nền văn hóa phương đông, vì thế văn hóa Hàn Quốc là văn hóa tập thể. Tuy nhiên so với các nền văn hóa của một số quốc gia Châu Á khác thì Hàn Quốc vẫn coi trọng “chủ nghĩa cá nhân hơn”. V iệc xây dựng mối quan hề cá nhân lâu dài và bền vững luôn được coi trọng. Nếu các đối tác coi việc xây dựng mối quan hệ phải dần dần và cần thời gian khá dài thì người HQ lại luôn muốn thực hiện ngay từ lần đầu gặp mặt. Vì vậy, khi đối tác thể hieennj lòng tin đối với doanh nghiệp, cần phai rbawts đầu bàn bạc vấn đề nghiêm túc ngay, đồng thời phải luôn nhấn mạnh về những lợi ích dài hạn và cam kết của doanh nghiệp đối với việc xây dựng mối quan hệ với đối tác HQ. Luôn giữ liên lạc với họ trong lúc đàm phán.
Mối quan hệ phải được xây dựng dựa trên cơ sở quen biết, sự tôn trọng và lòng tin cá nhân. Người HQ rất coi trọng đức tính khiêm tốn và thật thà. Các mối quan hệ kinh doanh tại HQ được xây dựng giữa các cá nhân chứ không phải giữa các doanh nghiệp. Họ cũng đề cáo sự đồng tâm nhất trí ý kiến giữa các thành viên của doanh nghiệp mà họ làm ăn., Vì vậy, việc mội nhân viên trong doanh nghiệp thống nhất quan điểm đóng vai trò quan trọng, thậm chí việc thay đổi người giao dịch sẽ dẫn quá trình đàm phán tới con số 0.


Người HQ cũng rất coi trong thể diện. Họ thường cố gắng giữ hòa khí bằng việc kiềm chế cảm xúc của mình. Làm người khác bối rối có thể khiến cho cả hai bên mất mặt và tác động xấu đến quá trình đàm phán. Xã hội Hàn Quốc dựa trên những niềm tin vào Đạo Khổng, điều này cũng đồng nghĩa việc họ rất kính trọng bố mẹ, cấp trên. Phần lớn người lãnh đạo cao cấp trong công ty thường là những người đứng tuổi. Vì vậy, khi gặp họ bạn nhớ phải thể hiện sự kính trọng, bạn nên bắt chuyện và chào họ trước, đừng hút thuốc hay đeo kính râm khi nói chuyện.Người Hàn Quốc luôn muốn làm ăn với những người mà họ quen biết, vì vậy bạn cần một người trung gian giới thiệu bạn với đối tác, người này có địa vị càng cao thì cơ hội kết giao làm ăn càng lớn.
Người Hàn Quốc nổi tiếng về tài thương thuyết của họ, bạn hãy chuẩn bị một phong thái bình tĩnh, hòa nhã nhưng phải tỏ ra cứng rắn. Hãy khẳng định khả năng của mình nhưng cũng không nên quá đề cao bản thân.
Người Hàn Quốc sẽ hài lòng và đánh giá cao bạn nếu bạn tỏ ta quan tâm đến những vấn đề quan trọng của họ. Bạn cũng nên tìm hiểu đôi nét về văn hóa đặc trưng của họ hay học những câu nói đơn giản như lời chào, lời cảm ơn…Như vậy bạn sẽ được đối tác coi trọng hơn.
Người Hàn Quốc luôn muốn cộng tác và làm ăn với những người họ quen biết. Vì vậy doanh nghiệp muốn làm ăn với họ nên có một người trung gian giới thiệu với chình đối tác HQ. Vị trí xã hội của người trung gian càng cao thì cơ hội làm ăn càng lớn.
Đát nước nào cũng vậy, việc đến đúng giờ luôn kuoon được đánh giá cao. Tuy  nhien với các doanh nhân Hàn, đặc biệt là những người đứng đầu ban lãnh đạo công ty thường rất bận rộn và có lịch làm việc dầy đặc, vì vậy đôi khi họ sẽ chậm một vài phút Nhóm đàm phán có thể chỉ một hai người hoặc có thể là nhiều người. Với kiểu đàm phán một- một, sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn mà trong suốt quá trình đó, đối tác HQ sẽ hỏi ý kiến tư vấn với nhóm người có quyền đưa ra quyết định cuối cùng. Trên thực tế, doanh nhân HQ thích nhóm đàm phán hơn vì mỗi người trong nhóm đóng một vai trò nhất đinh, họ có thể cùng nhau bàn bạc và đưa ra ý kiến ngay lập tức, nó cũng mang tính đồng bộ , liên kết hơn so với kiểu đàm phán kia. Trước khi tham gia đàm phán cần bố trí công việc cho từng thành viên của nhóm, thành lập chiến lược cụ thể để cùng nhau thống nhất quan điểm khi tham gia đàm phán. Đặc biệt, doanh nhân Hàn Quốc rất coi trọng việc đối tác hiểu bao nhiêu về công ty họ, càng có cái nhìn sâu sắc đàm phán càng thành công. Vì thế , cần thiết để tìm hiểu ban lãnh đạo của công ty cũng như nhóm đối tác đàm phám của họ gồm những ai; để từ đó sắp xếp trưởng nhóm có chức vụ ngang bằng với họ. Người Hàn Quốc rất coi trọng vị thế xã hội, nên nếu có sự chênh lệch địa vị giữa hai bên sẽ khiến họ cảm thấy mình không được tôn trọng.

Nhận xét