Hóa thạch Bò sát (Reptila) và Chim (Aves)

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18936

Động vật Bò sát, Chim và Có vú tập hợp thành nhóm động vật nguyên sinh sống ở trên cạn (động vật có màng phôi). Bò sát là lớp thấp nhất của nhóm này. 



Cuộc sống của hầu hết động vật Bò sát không còn liên quan với môi trường nước. 
Chúng là những động vật máu lạnh, thân nhiệt phụ thuộc nhiệt độ môi trường. Động vật Bò sát đẻ trứng. 
Phía ngoài cơ thể có lớp sừng bao bọc. 
Vì vậy động vật Bò sát có khả năng sống trong những sinh cảnh khô khan nhất. 
Quá trình tiến hoá của động vật Bò sát thể hiện rõ ở cấu trúc của hộp sọ. 
Sọ của đa số động vật Bò sát được gắn với đốt sống cổ nhờ 1 lồi cầu chẩm. 
Hàm dưới thường do 7 xương hợp thành. Răng động vật Bò sát đa dạng, thường có hình nón, không có cấu trúc quanh co. 
Chúng phân bố trên các hàm và vòm miệng, đôi khi được thay thế bằng mỏ sừng. 
Động vật Bò sát xuất hiện vào Carbon sớm, sau khi tách biệt khỏi động vật Lưỡng cư - thằn lằn. Đến Carbon muộn và Permi chúng đã phát triển rất đa dạng, tràn lan sâu vào nội. 
Đến Mesozoi chúng trở thành nhóm động vật thống trị trên Trái Đất. 
Tới cuối Mesozoi phần lớn động vật Bò sát sống trên cạn, trên không và trong nước bị tiêu diệt, nhường những sinh cảnh của mình cho 2 lớp sinh vật mới là Chim và Có vú. 
Cho tới nay số lượng loài Bò sát không nhiều, trong số đó các loại Bò sát có vẩy (thằn lằn, rắn, rắc kè v.v.) phát triển mạnh mẽ nhất, có tới gần 4000 loài.


Title: Hóa thạch Bò sát (Reptila) và Chim (Aves)
Authors: Tạ, Hòa Phương
Keywords: Hóa thạch Bò sát (Reptilia);Lớp Chim (Aves)
Issue Date: 2017
Publisher: H. : ĐHQGHN
Abstract: Động vật Bò sát, Chim và Có vú tập hợp thành nhóm động vật nguyên sinh sống ở trên cạn (động vật có màng phôi). Bò sát là lớp thấp nhất của nhóm này. Cuộc sống của hầu hết động vật Bò sát không còn liên quan với môi trường nước. Chúng là những động vật máu lạnh, thân nhiệt phụ thuộc nhiệt độ môi trường. Động vật Bò sát đẻ trứng. Phía ngoài cơ thể có lớp sừng bao bọc. Vì vậy động vật Bò sát có khả năng sống trong những sinh cảnh khô khan nhất. Quá trình tiến hoá của động vật Bò sát thể hiện rõ ở cấu trúc của hộp sọ. Sọ của đa số động vật Bò sát được gắn với đốt sống cổ nhờ 1 lồi cầu chẩm. Hàm dưới thường do 7 xương hợp thành. Răng động vật Bò sát đa dạng, thường có hình nón, không có cấu trúc quanh co. Chúng phân bố trên các hàm và vòm miệng, đôi khi được thay thế bằng mỏ sừng. Động vật Bò sát xuất hiện vào Carbon sớm, sau khi tách biệt khỏi động vật Lưỡng cư - thằn lằn. Đến Carbon muộn và Permi chúng đã phát triển rất đa dạng, tràn lan sâu vào nội. Đến Mesozoi chúng trở thành nhóm động vật thống trị trên Trái Đất. Tới cuối Mesozoi phần lớn động vật Bò sát sống trên cạn, trên không và trong nước bị tiêu diệt, nhường những sinh cảnh của mình cho 2 lớp sinh vật mới là Chim và Có vú. Cho tới nay số lượng loài Bò sát không nhiều, trong số đó các loại Bò sát có vẩy (thằn lằn, rắn, rắc kè v.v.) phát triển mạnh mẽ nhất, có tới gần 4000 loài.
Description: tr. 290-293
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18936
Appears in Collections:Thông tin địa chất và tài nguyên địa chất Việt Nam (LIC)

Nhận xét