Luận
văn “Những giá trị đương đại của Bộ luật Hồng Đức”
Tác
giả: Lương Văn Tuấn
Luật
Hồng Đức là tên gọi thông dụng của bộ Quốc triều hình luật thời Lê sơ hiện còn
được lưu giữ đầy đủ. Do các bộ luật của các triều đại phong kiến Việt Nam đều
có tên gọi là Quốc triều hình luật nên ở đây dùng tên gọi Luật Hồng Đức làm tên
gọi cho bài mặc dù nó không phải là tên gọi chính thức.
Nó
có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều
lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng,
luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính v.v
Văn
bản của bộ luật này là một trong những thư tịch cổ nhất hiện còn được lưu trữ tại
Viện nghiên cứu Hán-Nôm (Hà Nội). Tại đây có hai bản in ván khắc đều có tên là
Quốc triều hình luật. Ngoài ra còn có một bộ sách chép tay tuy có tên gọi là Lê
triều hình luật, nhưng nội dung của nó lại là bản sao lại của Quốc triều hình
luật (nhà Hậu Lê) và chép vào thời gian sau này.
Trong
đó bản Quốc triều hình luật mang ký hiệu A.341 là bản in ván khắc hoàn chỉnh
hơn cả và được coi là văn bản có giá trị nhất. Bộ luật trong sách này gồm 6 quyển,
in ván khắc trên giấy bản, tổng cộng gồm 129 tờ đóng chung thành một cuốn. Sách
không ghi tên tác giả, không có dấu hiệu niên đại soạn thảo hay niên đại in ấn
và cũng không có lời tựa hoặc các chú dẫn khác. Bìa nguyên bản cuốn sách đã mất,
được thay thế bằng một tờ bìa viết 4 chữ Hán là Quốc triều hình luật bằng bút
lông. Nội dung của bộ luật này đã được Phan Huy Chú ghi chép lại trong phần
Hình luật chí của Lịch triều hiến chương loại chí, nhưng thiếu so với cuốn sách
này 143 điều trong tổng số 722 điều.
Trong
số 722 điều của Quốc triều Hình luật thì 200 điều phỏng theo luật nhà Đường, 17
điều phỏng theo luật nhà Minh. Ngoài ra có 178 điều chung đề tài nhưng Quốc triều
Hình luật đưa ra một giải pháp khác các triều đại Trung Hoa. Đáng chú ý nhất là
có 328 điều không tương ứng với điều luật nào của Tàu cả.
Từ
đầu thế kỷ 20, Quốc triều hình luật đã được khảo dịch sang tiếng Pháp. Đến năm
1956, nó mới được dịch sang quốc ngữ lần đầu tiên (bản dịch của Trường Đại học
Luật khoa Sài Gòn do Lương Thần Cao Nãi Quang phiên âm, và dịch nghĩa, Nguyễn
Sĩ Giác hiệu đính, Vũ Văn Mẫu viết lời tựa, nhà in Nguyễn Văn Của phát hành,
Sài Gòn, 1956). Gần đây, Viện Sử học Việt Nam đã dịch thuật lại cho chuẩn xác
hơn. (Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội - 1991).
Một
số học giả Pháp, khi khảo dịch và nghiên cứu cho rằng nó có tên là Lê triều
hình luật và nó là Lê triều điều luật được in năm 1777 (Cảnh Hưng thứ 38) mà
Phan Huy Chú đã ghi lại trong Lịch triều hiến chương loại chí sau khi họ nghiên
cứu thiên Hình luật chí trong cuốn sách này của ông cũng như bản chép tay của
Quốc triều hình luật. Theo Vũ Văn Mẫu, Quốc triều hình luật được ban bố lần đầu
tiên trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) và có lẽ vào thời gian cuối của
niên hiệu này. Ý kiến của Vũ Văn Mẫu chủ yếu dựa vào ý kiến của Phan Huy Chú viết
về việc ban hành dưới thời Lê, bộ Hồng Đức hình luật và lời đề tựa của vua Gia
Long triều Nguyễn cho bộ Hoàng Việt luật lệ, trong đó ông đánh giá rất cao bộ
luật cổ này và gọi nó là bộ luật Hồng Đức.
Theo
Viện Sử học Việt Nam, Quốc Triều hình luật được khởi thảo từ thời Lê Thái Tổ,
sau đó tiếp tục được bổ sung dưới các triều Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông. Tới
thời Lê Thánh Tông thì bộ luật được hoàn chỉnh. Các ý kiến này chủ yếu dựa vào
Đại Việt sử ký toàn thư với ghi chép là năm Thái Hòa thứ 7 (1449), vua Lê Nhân
Tông đã bổ sung thêm vào bộ hình luật chương điền sản gồm 14 điều. Ngoài ra,
qua các sử sách khác và qua các lần in khắc ván (với những điểm khác nhau về nội
dung của các văn bản), các bổ sung và tên gọi các đơn vị hành chính ghi trong bộ
luật v.v có thể nhận thấy bộ luật này được soạn thảo, bổ sung, hiệu đính qua
nhiều đời vua triều Lê.
Nhận xét
Đăng nhận xét