Biển
là các thủy vực nằm giữa đại lục hoặc nằm sát các đại lục và liên thông với đại
dương qua các đảo và quần đảo.
Theo
địa mạo và độ sâu, biển được chia ra hai loại: loại đáy bằng phẳng và loại máng
sâu hay biển nông và biển sâu. Biển nông thường có đáy phẳng đặc trưng cho miền
nền hay gọi là biển á lục địa. Còn biển máng có đáy khá sâu và địa hình đáy
phân cắt đặc trưng cho địa máng hay đới hút chìm. Tuy nhiên có ngoại lệ ví dụ
như biển Java (Indonesia) có đáy phẳng song nước sâu và có khi trong một biển
vì có rìa khác nhau nên mang sắc thái của cả hai loại (biển Đen, Kaspien).
Theo
mối tương quan với lục địa (đất liền) chia ra biển nội lục (giữa lục địa) và biển
ven đại dương.
Địa
hình đáy nhiều biển có thể chia ra các yếu tố như đáy đại dương: thềm lục địa,
sườn lục địa và ở một số biển có đới chân (rìa) lục địa và thậm chí có đồng bằng
biển thẳm và sống trung tâm với thung lũng riftơ ví dụ như biển Nam Hải hay Biển
Đông Việt Nam. Lẽ đương nhiên là các yếu tố địa mạo ở đây có kích thước nhỏ
hơn.
Phần
lớn các biển có độ sâu không lớn và có cấu tạo bề mặt khá phức tạp. Biển Azov
chỉ sâu 14m có địa hình đơn giản.
Biển
Ban Tích có bề mặt đáy khá bằng phẳng song bị phức tạp thêm bởi các doi cát, cồn
cát, val cát và các dải cuội - sạn băng hà và các thể sót đá gốc còn bồn và
máng trũng ít gặp.
Biển
Barenxov nằm băng hà và các thể sót đá gốc còn bồn và máng trũng ít gặp. Biển
Barenxov nằm trong đới thềm lục địa với bề mặt có nhiều bồn trũng, vùng nhô và
các bãi cạn.
Biển
Berinh, Địa Trung Hải v.v... có địa hình phức tạp do sự gặp nhau của các uốn nếp
hướng kinh tuyến và vĩ tuyến, có các trũng sâu, các máng sâu với hướng khác
nhau.
Ở đáy biển Karibe có lớp vỏ đại dương...
Đặc
biệt đáy biển Đỏ có đáy là thung lũng riftơ, còn Biển Đông Việt Nam có địa hình
như một đại dương thu hẹp, ở đây có đầy đủ các yếu tố thềm lục địa, sườn lục địa,
chân lục địa, đồng bằng biển thẳm và sống núi trung tâm với kiểu rift đại
dương.
Nhận xét
Đăng nhận xét