KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VỚI BỐI CẢNH XÃ HỘI CÔNG NGHIỆP (Nghiên cứu trường hợp thôn Thanh Xá, xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên)

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/11540

Phùng, T. T. L. (2014). KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VỚI BỐI CẢNH XÃ HỘI CÔNG NGHIỆP (Nghiên cứu trường hợp thôn Thanh Xá, xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). 25 năm Việt Nam học theo định hướng liên ngành, tr. 709-726

Sau thời kỳ đổi mới, Hưng Yên là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong cả nước. Sở dĩ có kết quả như vậy là xuất phát từ định hướng phát triển của tỉnh “Hưng Yên không thể làm giàu nếu chỉ dựa vào nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp mà phải tập trung cao độ để phát triển nhanh mạnh, vững chắc công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp làm động lực cho phát triển nông nghiệp, dịch vụ và các lĩnh vực khác”.1 Theo định hướng này, Hưng Yên có nhiều chính sách ưu tiên cho các nhà đầu tư, giảm dần quỹ đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp theo kiểu truyền thống. Đến hết tháng 4/2004, có 320 dự án đầu tư vào tỉnh với tổng số vốn đầu tư đăng ký lên tới 900 triệu USD, trong đó có 41 dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài với số vốn đầu tư đăng ký là 170 triệu USD, 279 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 730 triệu USD. Theo thống kê, năm 1996, cơ cấu kinh tế của tỉnh là nông nghiệp (60%) – công nghiệp (15%) – xây dựng dịch vụ (25%) thì đến năm 2004 cơ cấu đó vẫn giữ nguyên nhưng tỷ lệ đã chuyển thành 34% - 34,5% - 31,5%.

Nhận xét