Hồi giáo ở Đông Nam Á



Hồi giáo (tiếng Ả Rập: الإسلام al-'islām), còn gọi là đạo Islam, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo, và là tôn giáo đang phát triển nhanh nhất với số tín đồ hiện nay là 1,57 tỷ, chiếm 23% dân số thế giới.



Hầu hết người theo đạo hồi thuộc hai dòng, Sunni (75–90%), hoặc Shia (10–20%).Có khoảng 13% người theo đạo Hồi sống ở Indonesia, cộng đồng quốc gia Hồi giáo lớn nhất chiếm 25% ở Nam Á, 20% Trung Đông, và 15% ở hạ Sahara. Một số cộng đồng khác ở Châu Âu, Trung Quốc, Nga, và châu Mỹ. Các cộng đồng di dân và chuyển đạo cũng có ở nhiều nơi trên thế giới.
Ở Đông Nam Á, bức tranh về tôn giáo rất đa dạng nhiều vẻ, bởi trong quá trình phát triển của lịch sử, ở đây đã hội tụ đầy đủ các hệ ý thức tư tưởng từ cả Phương Đông( Trung Quốc, Ấn Độ, Arập) và Phương Tây.
Trong bức tranh văn hoá Đông Nam Á, Hồi giáo là một tôn giáo trong cái đa dạng, nhiều vẻ ấy và là nhân tố quan trọng trong bản sắc văn hoá Đông Nam Á. Trong quá trình xâm nhập và phát triển của mình tại đây, Hồi giáo đã có một địa vị chắc chắn ở nhiều nước của khu vực. Cùng với sự sụp đổ của các quốc gia cổ đại, nhiều tiểu quốc Hồi giáo ra đời, Hồi giáo đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế hàng hoá của các nước Đông Nam Á. 


Còn với sự xuất hiện của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á, Hồi giáo trở thành ngọn cờ "chiến tranh thần thánh" của các cư dân Hồi giáo chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân cơ đốc giáo để bảo vệ đất nước, bảo vệ đạo. Từ đây, Hồi giáo bắt đầu đi sâu vào đời sống chính trị của nhiều nước Đông Nam Á và để lại nhiều dấu ấn.
Tuy sau này, vào thời kì các nước Đông Nam Á giành độc lập, xây dựng và phát triển đất nước, vai trò của Hồi giáo ở mỗi quốc gia có khác nhau trong nền chính trị của mỗi nước, nhưng có thể nói, sự phát triển và lớn mạnh của  Hồi giáo ở Đông Nam Á hiện nay là không thể phủ nhận được.
Hơn nữa, ngoài tư cách là một yếu tố cấu thành của nền văn hoá khu vực, Hồi giáo còn  là một trong những tôn giáo can thiệp sâu vào đời sống chính trị nhất. Cho nên tìm hiểu Hồi giáo là một việc cần thiết. Đó chính là lý do vì sao tác giả tiểu luận  chọn vấn đề tìm hiểu đạo Hồi- một tôn giáo vượt ra ngoài khuôn khổ thường thấy ở một tôn giáo, có khả năng chi phối, ảnh hưởng trực tiếp đến hoà bình, ổn định ở khu vực.


Hiện nay, Đông Nam Á là một trong những khu vực chính của Hồi giáo với hơn 3/5 dân số là tín đồ Hồi giáo, tức là khoảng gần 200 triệu người. Đông nhất là ở Inđônêxia, khoảng trên 130 triệu, rồi đến Malasia khoảng 5-6 triệu, Nam Philippines, người Moros khoảng 3 triệu. Hồi giáo là quốc giáo ở Brunei, là tôn giáo chính ở Malaisia và Inđônêxia, là tôn giáo của các nhóm thiểu số lớn ở Philippines, Sinhgapore, Thái Lan…và có mặt ở Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Hồi giáo là một lực lượng chính trị, xã hội lớn ở Đông Nam Á. Có thể nói Đông Nam Á là nơi tập trung Đạo Hồi lớn nhất của thế giới, ngoài vành đai Hồi giáo truyền thống trải từ Tây Bắc Châu Phi đến Nam. Tuy Hồi giáo ở Đông Nam Á nằm ngoài phạm vi của trung tâm Hồi giáo là Trung Đông nhưng sự gắn bó về tâm lý, tinh thần đối với Đạo Hồi lại rất sâu sắc và mạnh mẽ, không khác biệt nhiều so với Hồi giáo chính thống ở những nơi khác. Bản thân Đông Nam Á là nơi không thuần nhất. Vấn đề chủng tộc ở Đông Nam Á rất phức tạp, thậm chí ở cả trong những người Hồi giáo. Đạo Hồi ở các nước khác nhau về nhiều mặt: ngôn ngữ, chủng tộc, đặc biệt là vấn đề dân tộc.
Hồi giáo ra đời tại Arập vào đầu thế kỉ VII, có giáo luật vào loại khắt khe nhất trong số các giáo luật tôn giáo. Các điểm đáng chú ý của Hồi giáo là tuân theo nguyên tắc năm trụ cột:
- Đóng góp cho Đạo Hồi 10% thu nhập của mình.
- Không ăn thịt lợn dưới bất kì hình thức nào.
- Trong đời ít nhất một lần hành hương đến thánh địa Mecca.
- Người đàn ông Hồi giáo có thể lấy bốn vợ, nhưng phải tôn trọng nguyên tắc: Khi lấy vợ sau phải được người vợ trước đồng ý và của cải tiền bạc do người chồng kiếm được phải phân phát công bằng cho tất cả các người vợ, không thiên vị bất cứ ai.
- Nữ giới  phải đội khăn khi ra khỏi nhà để che tóc vì theo quan niệm Hồi giáo, tóc sexy  nhất, chỉ người chồng mới được chiêm ngưỡng….
Giáo luật trên đây khi vào Đông Nam Á bị thay đổi chút ít cho phù hợp với văn hoá bản địa. Vào Đông Nam Á, Hồi giáo không còn cuồng tín  bởi vì phải qua “máy lọc” đầy tính nhập thế của Ấn Độ- nơi Hồi giáo  nhập cư trước khi du nhập vào Đông Nam Á và chịu ảnh hưởng tính nhân bản của văn hoá bản địa. Mặc dù giáo luật nghiêm khắc, nhưng trên thực tế, Hồi giáo không phải hoàn toàn cực đoan, nghĩa là bắt các tín đồ của mình từ bỏ hoàn toàn cuộc sống hiện tại, coi cuộc sống hiện tại chỉ là tạm bợ, chỉ đặt niềm tin vào kiếp sau, vào thế giới bên kia.

Nhận xét