Chủ thể gỡ tội - một số vấn đề lí luận và thực tiễn



        Trong hoạt động tư pháp hiện nay, hệ thống các cơ quan tư pháp hình sự đã đóng góp vai trò không nhỏ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ là gìn giữ an ninh trật tự mọi mặt của đời sống xã hội để người dân yên tâm lao động, sinh hoạt và phát triển kinh tế, góp phần duy trì trật tự và công bằng xã hội, tạo niềm tin đối với nhân dân vào chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, đồng thời có tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm nói chung trong đời sống xã hội.



Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận của các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, chúng ta vẫn phải nhìn nhận những những lỗ hổng trong cơ chế hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, các chủ thể tiến hành tố tụng, gây nhiều bức xúc phẫn nộ trong dư luận xã hội về tinh thần trách nhiệm của những người thực thi pháp luật cũng như tính công bằng, nghiêm minh trong việc thực hiện chính sách Pháp luật hình sự.
Bộ luật tố tụng hình sự ghi nhận và cụ thể hóa bằng những qui định đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như sự bình đẳng giữa chủ thể buộc tội và chủ thể gỡ tội trong việc chứng minh tội phạm, và biện hộ tại phiên tòa hình sự.
Mời các bạn quan tâm tìm hiểu luận văn “ Chủ thể gỡ tội - một số vấn đề lí luận và thực tiễn” của tác giả Trần Thị Thủy tại link http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/14696

Nhận xét